Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Cận cảnh 6 dự án 'sa lầy' hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 1.

Một trong 6 dự án do Tổng công ty địa ốc Sài Gòn (Resco) góp vốn dính sai phạm được Thanh tra TP HCM chỉ ra có dự án căn hộ Felisa Riverside (99 Bến Bình Đông, phường 11, quận 8) - 2.697,2 m2. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 - một thành viên của Resco.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 2.

Theo kết luận thanh tra, Sở Xây dựng TP HCM trước đó đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng (miễn giấy phép xây dựng) không đúng thẩm quyền. Từ đó, Thanh tra TP HCM giao Giám đốc Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý trình UBND TP HCM xem xét chỉ đạo.

Dự án này hiện trong giai đoạn bàn giao nhà. Song, công trình được cho là chưa thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính trước khi bán nhà hình thành trong tương lai.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 4.

Tương tự, dự án The Green View (557 Bến Bình Đông, phường 13, quận 8) có diện tích 1.495,9 m2 cũng chưa thực việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng trước khi ký hợp đồng bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 5.

Để khắc phục, Thanh tra TP HCM yêu cầu Resco liên hệ cơ quan chức năng tiến hành các trình tự, thủ tục xin cấp “sổ hồng” cho khách hàng mua căn hộ dự án The Green View, tránh trường hợp phát sinh khiếu nại, khiếu kiện đông người.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 6.

Cũng toạ lạc tại quận 8 với diện tích 4.606,5 m2, dự án Trung tâm thương mại căn hộ Bình Đăng (quốc lộ 50, phường 6) do Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 làm chủ đầu tư.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 7.

Dự án đã khởi công và mở bán vài năm nay. Song, sai phạm được chỉ ra rằng Sở Xây dựng TP HCM đã cấp giấy phép xây dựng (phần ngầm) khi chủ đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện tại, dự án đã hoàn thành xong phần móng. 

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 9.

Ngoài ra, còn có 3 dự án do Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư. Một trong số đó là dự án đầu tư xây dựng Khu cao ốc văn phòng tại 257 Điện Biên Phủ, quận 3.

Dự án bị chậm tiến độ thi công, dù đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng rất ngổn ngang.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 11.

Theo Thanh tra TP HCM, Resco có nhiều sai phạm trong việc chỉ định thầu không đúng quy định, không tổ chức đấu thầu lựa chọn biên dịch nhà thầu, tự thực hiện các gói thầu dự án trong khi không đảm bảo năng lực thực hiện.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 12.

Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư An Hội (phường 14, quận Gò Vập) cũng nằm trong chuỗi sai phạm này.

Resco bị cho rằng chưa đảm bảo công khai minh bạch trong quản lý thực hiện dự án theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật đấu thầu, Luật quản lý sự dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Dự án hiện đang bị chậm tiến độ.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 15.

Cuối cùng là dự án chung cư Nguyễn Kim – Khu B (quận 10). Với diện tích 6.218m2, dự án này được Resco sử dụng tiền 100% vốn Nhà nước để chi nộp tiền thuê đất, thuế đất thay cho đối tác là Công ty cổ phần địa ốc Ngân Hiệp...

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 16.

"Việc này làm lợi cho đối tác, mang tính rủi ro cao, có sự tùy tiện trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước...", kết luận tranh tra nêu.

Công trình nằm ngay khu chợ điện tử Nhật Tảo.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 18.

Do bị chậm tiến độ thi công, dự án này đã gây ảnh hưởng đến nguồn vốn doanh nghiệp, lãng phí tài sản Nhà nước, lãng phí đất đai.

Thanh tra TP HCM vừa công bố kết luận thanh tra (KLTT) về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Tổng công ty địa ốc Sài Gòn (Resco); giai đoạn năm 2017, 2018.

Theo đó, Resco được cho là trong quá trình quản lý công nợ đã tạo điều kiện cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn; chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về thuế và nộp ngân sách, dẫn đến bị ngành thuế phạt chậm nộp và cưỡng chế nhiều lần; chưa đảm bảo chặt chẽ trong công tác phòng ngừa tham nhũng, gây lãng phí đất đai, tài sản nhà nước…

Hầu hết các dự án được KLTT chỉ ra đều bị chậm tiến độ. Trong đó, có một số dự án từ khi phê duyệt đến nay đã hơn 10 năm nhưng chưa được đưa vào khai thác sử dụng.

Từ đó, Thanh tra TP HCM kiến nghị và được chủ tịch UBND TPHCM chấp thuận giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện thành phố quản lý liên quan đến các sai phạm. Ngoài ra, Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu UBND TP HCM kiện toàn nhân sự lãnh đạo Resco.

Resco được UBND TP HCM thành lập năm 1997, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội, chương trình giải tỏa kênh rạch, chung cư, nhà ở công nhân...

Năm 2010, Resco chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Tổng công ty có nhiều công ty con, công ty liên doanh và liên kết, đang thực hiện nhiều dự án bất động sản tại thành phố.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực”

Một ngày sau khi TP Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội do dịch COVID-19, các hàng quán trên nhiều tuyến phố đã đồng loạt mở cửa tấp nập đón khách trở lại.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 1.

Quán cơm trên phố Phủ Doãn lắp đặt hệ thống tấm chắn giọt bắn để chống COVID-19.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người thân và khách hàng trong dịch COVID-19, một quán cơm tại phố Phủ Doãn (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tiến hành lắp đặt hệ thống tấm chắn giọt bắn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Sơn, 55 tuổi, chủ quán cơm này cho biết, gia đình ông đã bán hàng cơm ở đây gần 10 năm nay. Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, dù đã được kinh doanh trở lại nhưng ông vẫn tỏ ra quan ngại trước bệnh dịch và nảy sinh ra ý tưởng lắp đặt hệ thống tấm chắn giọt bắn để phòng dịch.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 2.

Các tấm chắn được thiết kế đơn giản.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 3.

Bàn ăn được chia ra làm nhiều ngăn riêng cho khách hàng.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 4.

Những tấm mica được gắn kết với nhau bằng keo, gim và băng dính.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 5.

Những bàn nhỏ sẽ được chia làm 2 phần để 2 người ngồi đối diện nhau.

"Chính quyền địa phương cũng thường xuyên nhắc nhở các cửa hàng dù hoạt động trở lại nhưng không được chủ quan, nên tôi đã cố gắng tìm ra biện pháp phòng dịch tốt nhất mà vẫn có thể kinh doanh được. Sau khi tìm hiểu thì tôi đã quyết định lắp đặt những tấm chắn này vừa đơn giản mà lại hiệu quả, thiết thực. Tất nhiên không được đẹp mắt như quán cơm văn phòng nhưng sẽ đem lại sự an toàn cho khách hàng", ông Sơn cho biết.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 6.

Việc làm những tấm chắn này sẽ giúp ngăn chặn giọt bắn, khí thở của người bên cạnh khi ăn cơm.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 7.
Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 8.

Đa số khách đến quán ăn cơm đều ủng hộ việc làm này và cảm thấy an toàn hơn khi ăn cơm cạnh những người khác.

Theo đó, ông Sơn đã sử dụng những tấm mica cắt thành từng mảnh rồi ghép lại với nhau bằng keo dán và băng dính chia các bàn ăn ra thành từng ô nhỏ để hạn chế tối đa việc các khách hàng ngồi gần tiếp xúc gần nhau khi ăn uống. Việc lắp ghép khá đơn giản và kinh phí ông bỏ ra để làm cũng không quá cao do nguyên liệu rẻ.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 9.
Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 10.

Nước sát khuẩn được trang bị sẵn ở cửa quán cơm để khách hàng sử dụng.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 11.

Trước khi khách hàng vào ăn cơm và sau khi ăn xong ra về sẽ được nhắc nhở sát khuẩn tay để đảm bảo an toàn trước dịch bệnh COVID-19.

Quán cơm này cũng chuẩn bị dung dịch sát khuẩn để mỗi khách hàng sẽ được sát khuẩn tay trước khi vào trong quán ăn. Khi khách ăn xong, nhân viên quán và ông Sơn sẽ tiến hành sát khuẩn, lau rửa những tấm chắn và bàn ăn để đảm bảo an toàn nhất có thể cho khách hàng.

Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 12.
Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 13.
Quán cơm tại Hà Nội lắp kính chắn giọt bắn chống dịch COVID-19 để đón khách: “Hành động đơn giản mà thiết thực” - Ảnh 14.

Nhiều khách hàng mua cơm về nhà ăn do lo sợ dịch bệnh COVID-19.

Một vị khách ăn cơm tại đây cho biết, việc làm này là rất thiết thực trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 dịch thuật như hiện nay, các hàng quán cũng cần tích cực tìm hiểu và thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ khách hàng trong thời điểm hiện nay.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 19, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Chỉ thị nêu rõ:

Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp dịch thuật tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân.

Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm:

a) Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể;

b) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;

c) Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan;

d) Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

2. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:

a) Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;

b) Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trí, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

đ) Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.

Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

e) Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

g) Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

h) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

4. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

c) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

d) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Y tế tập trung chỉ đạo:

a) Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

b) Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

c) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

6. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

7. Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

8. Các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

9. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có).

11. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

a) Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

b) Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

c) Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

d) Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

12. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch.

14. Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Nếu may mắn, bầu Đức lẽ ra đã có được "HAGL toàn mỹ", nâng tầm Công Phượng, Xuân Trường

Con cá mất là con cá to?

Bùi Tiến Dũng có lẽ là cái tên gây rất nhiều tiếc nuối với đội bóng phố Núi, bên cạnh Quang Hải. Nếu như hơn 10 năm trước, Quang Hải từng từ chối học viện HAGL Arsenal JMG để ở lại Hà Nội, thì trung vệ Bùi Tiến Dũng lại "vô duyên" với đội bóng của bầu Đức đến hai lần.

Lần đầu tiên, trung vệ người Hà Tĩnh thi trượt vào học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG năm 2007, để lỡ cơ hội được sát cánh cùng Tuấn Anh, Xuân Trường, Công Phượng làm nên một U19 lẫy lừng. Tám năm sau, Bùi Tiến Dũng lại có cơ hội khoác áo HAGL thi đấu dịch thuật mùa đầu tiên lứa U19 ấy của HAGL được đôn lên chơi ở V.League, song rốt cuộc đấy chỉ là bản hợp đồng cho mượn có nửa mùa.

Hàng thủ, cũng như vị trí thủ môn luôn là điểm yếu của HAGL tính từ mùa giải 2015 - khi bầu Đức quyết định "thay máu" đội bóng phố Núi bằng lứa U19 trẻ trung và tài năng. Quyết định ấy là cực kỳ liều lĩnh, và khiến HAGL suốt 5 mùa bóng qua đều chật vật với "bài toán" trụ hạng. Nhưng cũng nên nhớ bầu Đức cũng không hề quá cứng nhắc, khi đã từng "gửi lời mời" đến Quế Ngọc Hải, để gia cố hàng thủ cho đội bóng của mình.

Nếu may mắn, bầu Đức lẽ ra đã có được HAGL toàn mỹ, nâng tầm Công Phượng, Xuân Trường - Ảnh 1.

HAGL sẽ cực mạnh nếu có đủ Công Phượng - Quế Ngọc Hải - Quang Hải.

Chỉ tiếc là "trời không chiều lòng người", Quế Ngọc Hải khi ấy "ván đã đóng thuyền" cùng CLB Viettel, thủ thành Đặng Văn Lâm đã không còn đứng trong khung gỗ của đội bóng phố Núi, trung vệ Bùi Tiến Dũng trở lại Viettel sau nửa mùa thi đấu ở Pleiku, còn Quang Hải thì trở thành cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam.

Mới đây, trên fanpage của CLB HAGL, cổ động viên của đội bóng này đã thực hiện bình chọn "đội hình xuất sắc nhất lịch sử của CLB", sau đổi thành "đội hình được yêu thích nhất lịch sử CLB". Ở đó, có quá nửa đội hình (6/11) là các cầu thủ lứa U19 HAGL - gồm Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn, Văn Thanh và Hồng Duy.

Nhưng đáng chú ý, trong số 5 vị trí còn lại, có đến 4 vị trí "vừa khít" với cặp trung vệ Quế Ngọc Hải - Bùi Tiến Dũng, tiền vệ trái Quang Hải và thủ môn Đặng Văn Lâm.

Nếu may mắn, bầu Đức lẽ ra đã có được HAGL toàn mỹ, nâng tầm Công Phượng, Xuân Trường - Ảnh 2.

HAGL sẽ thế nào nếu...?

"Với chữ nếu, người ta có thể đút lọt cả Paris vào một chiếc chai", song nếu như may mắn, rất có thể bầu Đức đã có được một HAGL "toàn mỹ", với những nhân tố đủ sức sát cánh với lứa U19 HAGL của mình làm nên một đội bóng cực kỳ đáng gờm, tái hiện hình ảnh của đội bóng phố Núi được mệnh danh là "Dream Team", với hai chức vô địch V.League liên tiếp.

HAGL đánh mất vị thế ở V.League với quyết định "thay máu" 5 năm về trước, hẳn nhiêu bầu Đức là người đau đáu nhất. Ông chính là người góp công lớn đem về những kỳ tích cho bóng đá Việt Nam trong suốt hơn 2 năm qua, với sự lựa chọn mang tên Park Hang-seo. Nhưng kỳ tích vẫn chưa đến với chính đội bóng của ông.

Đáng nói hơn, cả 4 cái tên mà HAGL "có hụt", lại là những tài năng có đóng góp lớn nhất vào thành công của nhà cầm quân người Hàn Quốc mà bầu Đức chọn cho bóng đá Việt Nam.

Nếu may mắn, bầu Đức lẽ ra đã có được HAGL toàn mỹ, nâng tầm Công Phượng, Xuân Trường - Ảnh 3.

HAGL đang không thiếu những cầu thủ giỏi. Thậm chí ngay cả khi Công Phượng được cho CLB TP.HCM mượn, thì hàng công của đội bóng phố Núi vẫn rất mạnh với Văn Toàn, cùng tiền đạo ngoại Chevaughn Walsh. Ở giữa sân, nếu Xuân Trường có thể sớm trở lại sau chấn thương, hàng tiền vệ của đội bóng phố Núi sẽ cực kỳ đáng nể với những cái tên quen thuộc với cổ động viên bóng đá nước nhà, là Tuấn Anh, Triệu Việt Hưng, Minh Vương... Trong khi đó ở hàng thủ, Văn Thanh và Hồng Duy sẽ khiến "đôi cánh" của HAGL trở nên cực kỳ linh hoạt và đáng gờm.

Hai lượt trận đầu tiên của V.League 2020, HAGL bước đầu thành công với một thắng, một hòa, cùng 4 bàn thắng ghi được, đến từ 4 cầu thủ khác nhau.

Đây đã là mùa bóng thứ sáu lứa U19 ngày nào của bầu Đức chơi bóng ở V.League. Cũng đã đến lúc những cầu thủ từng khiến người hâm mộ "phát điên" trong màu áo U19 ngày nào bước qua sự nuối tiếc, để chứng minh mình xứng đáng với niềm tin của bầu Đức, niềm tin của người hâm mộ đội bóng phố Núi, để tự hào ngẩng mặt với tên mình được điền vào " đội hình được yêu thích nhất lịch sử CLB".

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm "gái bán hoa" và khái niệm "mama boy" khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn

Có thể nói, hôn nhân là một vấn đề vô cùng phức tạp và có rất nhiều phương diện. Mỗi gia đình sẽ trải qua những hoàn cảnh khác nhau và mỗi bà vợ sẽ đối diện với ông chồng cùng mẹ chồng trong những vấn đề khác nhau. Chủ đề về “mama boy" có thể sẽ là điều khiến các bà mẹ chồng phật lòng nhưng đó lại là tiếng lòng của những cô con dâu.

Đầu năm nay, đài Abema TV của Nhật Bản đã nhận được một cuộc gọi từ một người phụ nữ làm “gái bán hoa", cô nói rằng gần đây mình có gặp vị khách vô cùng kỳ lạ. Đó là một người đàn ông khoảng 30 tuổi và đi cùng mẹ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 1.

Mọi chuyện bắt đầu kỳ lạ hơn khi mẹ người đàn ông này đã chủ động nói với người phụ nữ kia: "Cô có thể giúp con trai tôi tự tin hơn một chút không? Con trai tôi sẽ làm hài lòng cô" . Người phụ nữ hành nghề bao năm cũng không bất ngờ bằng chuyện việc giao dịch này lại để người mẹ đứng ra dàn xếp.

Tưởng đâu mọi thứ chỉ dừng ở đó, nhưng không phải, sau khi con trai tiến hành giao dịch, người mẹ đã đến cổ vũ con trai trong toàn bộ quá trình “mây mưa”. Người con trai cũng đáp lại mẹ mình vào một thời điểm quan trọng: "Con thoải mái lắm mẹ ạ".

Đối với người phụ nữ kia, đêm ấy dịch thuật thật sự quá dài. Sau khi đứa con trai lớn xác hoàn thành xong giao dịch và đạt được sự thỏa mãn của mình, người mẹ đã ôm chầm lấy con và khóc: "Con đã cố gắng rồi" và sau đó trả một khoản tiền hàng trăm ngàn yên cho người phụ nữ kia, bà còn gọi cô là ân nhân của con trai mình.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 2.

Nauta, 33 tuổi, người vẫn có thói quen tắm cùng mẹ.

Câu chuyện trên không chỉ khiến cho 30.000 cô gái bán hoa ở Nhật Bản kinh ngạc mà còn khiến những người xuất hiện trong chương trình cũng “đứng hình". Họ nghĩ rằng, trường hợp như người đàn ông trên là đặc biệt, nhưng không phải, nhóm chương trình đã tìm được một người đàn ông khác tên Nauta, 33 tuổi, người vẫn có thói quen tắm cùng mẹ.

Dù Nauta là người đàn ông trưởng thành, có một sự phát triển hoàn thiện về mặt sinh lý thể chất nhưng đối với anh tâm hồn của mình vẫn chưa phát triển đầy đủ. Nauta cảm thấy tắm với mẹ mỗi tuần một lần không có gì là sai. Anh nói: "Không phải lúc tắm thì sẽ dễ trò chuyện hơn sao? Tôi thì nghĩ như vậy đấy".

Được biết, Nauta không những phụ thuộc mẹ về mặt tinh thần mà anh ta còn phụ thuộc vào cả tài chính. Mặc dù Nauta đã tốt nghiệp Đại học Tokyo nhưng anh ta vẫn đang có cuộc sống vô cùng bấp bênh, vẫn làm việc bán thời gian và dạy kèm để tiền trang trải sinh hoạt. Thu nhập hàng tháng của Nauta là 70.000 Yên (khoảng 15,2 triệu đồng).

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 3.

Tại Nhật Bản, ngay cả sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học bình thường cũng hiếm khi có thu nhập trung bình hàng tháng dưới 200.000 Yên (hơn 43 triệu đồng). Vì vậy thu nhập của Nauta được cho là có một lực cản nghiêm trọng trong quá trình xây dựng sự nghiệp, với thu nhập này Nauta còn không thể thuê nhà ở Tokyo.

Thế nhưng điều này không thành vấn đề, Nauta vẫn có thể nhận được 20.000 Yên (khoảng 4,3 triệu đồng) mỗi tháng tiền tiêu vặt từ mẹ và đủ để trang trải các chi phí hàng ngày như mua quần áo và cắt tóc. Anh thừa nhận rằng, anh có thể cảm nhận được sự thống trị của mẹ mình, ngay cả khi mẹ mua bất cứ màu gì cũng không dám can thiệp, nhưng anh không muốn chống lại.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 4.

Con trai ngủ cùng mẹ.

Nauta ví gia đình mình như một tập thể, mỗi người có một vai trò riêng và anh ta có trách nhiệm là phải nghe lời mẹ. Nói theo một cách khác, việc nghe lời mẹ giống như một sự đóng góp về mặt tinh thần. Tất nhiên, nhóm chương trình khi thực hiện điều này không phải tập trung vào cuộc sống của Nauta mà điều họ muốn nói đến là hiện trạng “mama boy" ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Nhật Bản.

Theo thống kê năm 2016 của công ty bảo hiểm Meiji Yasuda, so với bố mẹ của thế hệ thanh niên hiện tại ở Nhật Bản, số người không nổi loạn tăng từ 14% lên 42,6%, đồng thời sự thân mật giữa con trai trưởng thành và mẹ tăng lên đáng kể.

Trong một chương trình thực tế của đài NHK, nhóm phóng viên đã phỏng vấn ngẫu nhiên với nhiều thanh niên qua đường. Điều đáng nói, trong số 100 người tầm độ tuổi 20, thì có 83 người cho biết họ có mối quan hệ thân thiết với mẹ. Họ sẽ đi mua sắm với mẹ, xem phim thiếu niên và thậm chí để mẹ tự chọn quần áo cho mình.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 5.

Trong chương trình đặc biệt “Ở với mẹ như ở với người yêu" của đài Fuji TV, một thanh niên 17 tuổi chia sẻ: "Tôi đã cùng mẹ đi mua sắm, thỉnh thoảng được ngủ cùng mẹ" . Một số người nói rằng, họ chia sẻ mọi thứ những chuyện xảy ra trong ngày với mẹ, không phải nói qua loa mà rất chi tiết, chủ đề về tâm sinh lý hay tình yêu đều được thảo luận với mẹ. Có người còn đưa cả mẹ đến buổi họp lớp cùng các bạn.

Đây là thế hệ thanh niên được sinh ra trong thời Bình Thành, tuy nhiên hiện tượng “mama boy" này đối với những người trung niên thời đại Chiêu Hòa thì lại là vấn đề khác. Nhóm phóng viên của đài Fuji TV từng phỏng vấn một số người đàn ông độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi, từng sống trong thời Chiêu Hòa cho biết, họ không có một bức ảnh chụp với mẹ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 6.

Một người chú 39 tuổi thừa nhận rằng lần cuối cùng anh chụp ảnh với mẹ là khi 6 tuổi.

Một người chú 39 tuổi thừa nhận rằng lần cuối cùng anh chụp ảnh với mẹ là khi 6 tuổi. Không ít người cho rằng, thời đó con trai và mẹ thường tránh tiếp xúc về mặt thể xác. Lý do tại sao lại như thế?

Ngay từ những năm 1990, xã hội Nhật Bản có một cuộc thảo luận lớn về “mama boy". Đối với thế hệ của họ, điều xấu hổ nhất chính là quá gần gũi với mẹ. Hiện tượng “mama boy" Nhật Bản bắt đầu xuất hiện vào những năm 1992 và kéo dài đến ngày nay.

Năm 1992, đài TBS Golden Tenth của Nhật Bản đã phát sóng bộ phim truyền hình, cho phép khái niệm “mama boy" bước vào trong suy nghĩ của công chúng Nhật Bản.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 7.

Bộ phim I loved you all the time được phát sóng năm 1992, đưa khái niệm "mama boy" đến với công chúng Nhật Bản.

Bộ phim kể về một người phụ nữ tên Miwa đã gặp và hẹn hò với Oiwa. Oiwa sau khi tốt nghiệp Đại học đã làm việc trong một ngân hàng nổi tiếng, có thể nói rằng đó là một sự tinh hoa trong xã hội. Cả hai yêu đương một thời gian, sự tận tình tuyệt vời của Oiwa đã làm động lòng Miwa và họ quyết định tiến tới hôn nhân.

Tuy nhiên, sau khi về sống chung, Miwa mới nhận ra được bộ mặt thật của Oiwa, đó là một “mama boy" chính hiệu. Bữa sáng của vợ nấu, Oiwa không hài lòng, bảo rằng cô hãy thay đổi và nấu giống như mẹ anh nấu. Mọi chuyện chưa dừng ở đó, cuộc sống hôn nhân trở nên căng thẳng hơn, khi sau giờ làm việc, Oiwa về nhà, tự nhốt mình trong phòng và chơi với những món quà mà mẹ tặng, bỏ lơ người vợ mới cưới.

Hình ảnh nam chính cưỡi ngựa gỗ mẹ tặng trong phim.

Dần dần, Miwa nhận ra mối quan hệ giữa chồng và mẹ chồng không bình thường. Khi vợ chồng cãi nhau, hành động đầu tiên của Oiwa là gọi về mách mẹ, sau đó sẽ nhõng nhẽo như một đứa trẻ. Anh thậm chí vẫn còn giữ lại đồ chơi bằng gỗ mà mẹ mua cho khi còn nhỏ. Trên thực tế, hành động kỳ lạ này của Oiwa khiến Miwa không thể chấp nhận.

Được biết, Oiwa lớn lên trong vòng tay người mẹ đơn thân. Sự trưởng thành của anh đều gắn liền với mẹ và đương nhiên chuyện hôn nhân cũng không ngoại lệ. Mẹ của Oiwa đã can thiệp vào chuyện của vợ chồng khiến mâu thuẫn ngày càng căng thẳng. Sau một thời gian, Miwa quyết định ly hôn. Tất nhiên, Oiwa ngay lập tức nói với mẹ và người mẹ thương con mù quáng đã gây áp lực và đe dọa con dâu cũ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 9.

Sau đó, Oiwa nhận thấy mình còn rất yêu vợ nên đã năn nỉ cô cho cơ hội quay lại. Nhìn thấy sự chân thành của chồng, Miwa cũng xiêu lòng. Đến đây, khán giả tin rằng họ sẽ có một kết thúc có hậu nhưng không phải. Sau khi biết con trai xử sự không đúng ý, người mẹ đã nói rằng Miwa không tốt như anh nghĩ, chỉ có mẹ là người yêu anh ta vô điều kiện. Lại một lần nữa, Oiwa trở về sự kiểm soát của mẹ.

Sau khi bộ phim kết thúc đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi đối với công chúng Nhật Bản. Từ lúc này trở đi, khái niệm “mama boy" bắt đầu được mọi người quan tâm chú ý. Năm đó, “mama boy" đã trở thành từ thông dụng của năm và hàng ngàn cô gái đã không khỏi ám ảnh mỗi khi nghĩ đến việc kết hôn với “mama boy".

Ngày nay, đã hơn 25 năm trôi qua, hình ảnh “mama boy" của Oiwa đã phai mờ từ lâu nhưng sự chỉ trích về “mama boy" trong xã hội Nhật Bản không biến mất. Một số người phụ nữ đã phải thốt lên: “Khi sống cùng nhau, anh ấy luôn nói về sở thích của mẹ mình khiến tôi rất khó chịu".

Thậm chí, trên một diễn đàn tình yêu ở Nhật Bản, một số phụ nữ đã tóm gọn những loại bạn trai mà họ không thể chịu nổi đó là: Nhắn tin với mẹ, mua đồ lót cho mẹ, chuyện gì cũng nói với mẹ, ưu tiên việc hẹn hò với mẹ.

(Nguồn: 163)